Vai trò của Thư viện và Thư viện số trong Kiểm định chất lượng giáo dục

Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là một trong những hoạt động nhằm tạo động lực để các cơ sở giáo dục (CSGD) đại học cải thiện chất lượng đào tạo và với vai trò hỗ trợ đắc lực cho đào tạo thì sự tham gia của thư viện vào quá trình kiểm định của nhà trường là một điều tất yếu.

Trong bộ tiêu chuẩn KĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo có tiêu chuẩn 9 nói về các cơ sở trang thiết bị và hạ tầng, trong đó có tiêu chí riêng về thư viện ở mục 9.1. Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả.

vai tro cua thu vien va thu vien so trong kiem dinh chat luong giao duc

Trong bộ tiêu chuẩn của KĐCLGD của AUN-QA không có tiêu chí riêng cho thư viện nhưng trong tiêu chuẩn 7. Quản lý tài chính và cơ sở vật chất có tiêu chí 7.4. Hệ thống lập kế hoạch, duy trì, đánh giá và cải tiến các nguồn lực học tập như tài nguyên thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ sở dữ liệu trực tuyến để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ công đồng được thiết lập và thực hiện.

Trong bộ tiêu chuẩn của KĐCLGD của AUN-QA không có tiêu chí riêng cho thư viện nhưng trong tiêu chuẩn 7. Quản lý tài chính và cơ sở vật chất có tiêu chí 7.4. Hệ thống lập kế hoạch, duy trì, đánh giá và cải tiến các nguồn lực học tập như tài nguyên thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy, cơ sở dữ liệu trực tuyến để đáp ứng các nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ công đồng được thiết lập và thực hiện.

1. Vai trò của thư viện trong KĐCLGD

Quy trình cụ thể thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của cở giáo dục và sự tham gia của thư viện qua 11 bước sau:

  • Bước 1: Nghiên cứu bản hướng dẫn và bộ tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến thư viện.
  • Bước 2: Thành lập Hội đồng xây dựng báo cáo tự đánh giá.
  • Bước 3: Xây dựng báo cáo tự đánh giá kèm theo việc chuẩn bị minh chứng, dịch ra tiếng Anh bản báo cáo và các minh chứng cốt lõi. Thư viện cung cấp cho cho CSGD số lượng tài liệu in và tài liệu số, bảng kê các sản phẩm và dịch vụ thư viện, lượt người dùng, lượt tài liệu phục vụ, số lượng và trình độ cán bộ, mức độ hài lòng của bạn đọc, kế hoạch phát triển sắp tới … Các thông tin, số liệu, minh chứng phải trên cơ sở thực tế hoạt động của thư viện trong 5 năm gần đây và kế hoạch phát triển trong 5 năm tới.
  • Bước 4: Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất cho đánh giá/kiểm định Triển khai lập kế hoạch, đề nghị cấp trên phê duyệt cấp kinh phí và thực hiện các kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất. Thư viện căn cứ trên kế hoạch công tác kiểm định chất lượng được CSGD thông báo.
  • Bước 5: Tiến hành đánh giá/kiểm định nội bộ. Thư viện phối hợp với CSGD tự kiểm tra và đánh giá điều kiện cơ sở vật chất đến thời điểm hiện tại. Thành viên tổ kiểm tra bao gồm cán bộ trong và ngoài thư viện.
  • Bước 6: Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá và cơ sở vật chất. Sau đợt đánh giá nội bộ thư viện tiếp tục chỉnh trang, hoàn thiện về cơ sở vật chất như cảnh quan trong, ngoài thư viện, các trang thiết bị, hệ thống phòng cháy chữa cháy, bổ sung tài liệu in, tài liệu số.... Việc kiểm tra phòng cháy chữa cháy bao gồm kiểm tra cả thiết bị chữa cháy, đường thoát hiểm, bình chữa cháy và quy trình xử lý khi cháy.
  • Bước 7: Nộp báo cáo tự đánh giá, danh mục minh chứng và các minh chứng cốt lõi cho tổ chức đánh giá/kiểm định ngoài (AUN).
  • Bước 8: Chuẩn bị đón đoàn đánh giá ngoài/kiểm định ngoài (AUN) đến làm việc. Thư viện phối hợp với CSGD lập kế hoạch đón đoàn đánh giá ngoài. Phân công nhiệm vụ cho cán bộ thư viện như cử cán bộ giỏi tiếng Anh dẫn đoàn và chuẩn bị nội dung giới thiệu về điểm mạnh, cử cán bộ trực làm việc và chuẩn bị trả lời các câu hỏi dự kiến, chuẩn bị các tờ rơi…. Tổng vệ sinh, sắp xếp trang thiết bị, kho sách, khu vực phục vụ, hành lang, cầu thang… Từ thời điểm CSGD xây dựng báo cáo tự đánh giá đến thời điểm đón đoàn Đánh giá ngoài là khoảng thời gian khá dài (vài tháng), vì vậy thư viện cần bổ sung thêm bản giới thiệu những điểm mạnh bao gồm cả phần đã có và chưa có trong báo cáo để phát cho các thành viên của đoàn.
  • Bước 9: Tổ chức đợt đánh giá ngoài (5 ngày).Thư viện cử đại diện lãnh đạo và chuyên viên tham gia buổi phỏng vấn của đoàn Đánh giá ngoài AUN. Thực hiện kế hoạch ở bước 8 : đón đoàn đánh giá ngoài đến thực địa tại thư viện Ngoài trả lời tại buổi phỏng vấn, cán bộ thư viện cần trả lời nhiều câu hỏi khi đoàn Đánh giá ngoài thực địa tại thư viện.
  • Bước 10: Nhận và phúc đáp/phản hồi kết quả đánh giá/kiểm định.
  • Bước 11: Cải tiến chất lượng sau đánh giá/kiểm định. Thư viện căn cứ những nhận xét, đánh giá về các điểm mạnh, điểm yếu để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cải tiến Đoàn đánh giá ngoài sẽ nêu nhận xét về thư viện trong buổi bế mạc đợt kiểm định.

 2. Vai trò của thư viện số trong KĐCLGD

Ngày nay, trong thời đại công nghệ số, thư viện số là một tiện ích lớn không thể thiếu trong một trường đại học và nó được hiện diện trên website/cổng thông tin. Trong khi quan sát website thư viện, các thành viên của đoàn Đánh giá ngoài có thể đặt ra những câu hỏi như sau cho cán bộ thư viện:

- Thư viện số có gì? Cách tra cứu tài liệu số? Người dùng ở bên ngoài thư viện có tra cứu được hay không?

- Thư viện có bao nhiêu cơ sở dữ liệu điện tử (CSDL), là những gì? Cách tra cứu như thế nào?

- Khả năng người dùng lấy bài báo trên các tạp chí nổi tiếng thế giới như thế nào?

- Thư viện có thu thập các luận văn, luận án, đề tài NCKH không? Ngoài bản cứng có bản điện tử không?

- Các sản phẩm, dịch vụ thư viện cung cấp cho người dùng tin gồm những gì?

- Đang sử dụng phần mềm nào quản trị hệ thống thư viện và cho riêng thư viện số? - Lượt người truy cập website, thư viện số, CSDL một năm?

- Hằng năm có tổ chức đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ cho cán bộ không? Tổ chức theo hình thức nào?

- Các hình thức nhận biết mức độ hài lòng của bạn đọc là gì? Thư viện đã thực hiện những gì để cải thiện chất lượng sau khi tiếp nhận đánh giá, góp ý của bạn đọc? v.v…

Những câu hỏi trên cho thấy sự quan tâm của Đoàn đánh giá ngoài AUN đối với thư viện số tập trung vào các vấn đề như: nguồn lực thông tin, hạ tầng công nghệ thông tin, nhân lực thư viện số, người dùng tin số.

Giải DLib là giải pháp thư viện số với nguồn tài nguyên khổng lồ đáp ứng yêu cầu nguồn lực thông tin, sửa dụng giải pháp điện toán đám mây đáp ứng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại và được VDOC hỗ trợ quảng bá, cấp nhật nội dung, chăm sóc bạn đọc trực tuyến và vận hành thư viện số nên tiết kiệm được nhân lực thư viện. DLib cung cấp ngưồn tài nguyên số khổng lồ nhờ sự liên kết các thư viện và liên kết website TaiLieu.vn, dễ dàng truy cấp trên các thiết bị PC, Tablet, SmartPhone ở mọi lúc, mọi nơi nên DLib là giải pháp thu hút lượng bạn đóc rất lớn. Với giải pháp TVS DLib nhà Trường sẽ miễn phí đầu tư, tiết kiệm 50% chi phí vận hành so với giải pháp tự thư viện xây dựng nhưng tăng 90% hiệu quả đầu tư.

Mong rằng giải pháp TVS DLib của VDOC sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời của quý thư viện đã và đang có ý định xây dựng một thư viện số phục vụ giảng viện, sinh viên, bạn đọc và đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng của Bộ đối với Thư viện. Hãy truy cập vào các trang www.dlib.vn để tham khảo hơn 100 TVS mà các trường ĐH-CĐ và TV Tỉnh đã triển khai thành công.

Blog liên quan

Cách tốt nhất để xem giải pháp thư viện số DLib có phù hợp với nhu cầu của nhà Trường không là…

Hotline Sales
tư vấn trực tiếp

Tư vấn qua
tin nhắn

Để lại thông tin
DLib liên hệ lại

Cách tốt nhất để xem giải pháp thư viện số DLib có phù hợp với nhu cầu của nhà Trường không là…

Tư vấn trực tiếp

Tư vấn qua tin nhắn

Để lại thông tin liên hệ